Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tăng cường phối hợp đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân
Lượt xem: 166
Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân là 3 nội dung trên mặt trận đối ngoại, hay nói cách khác là 3 bộ phận cấu thành nên mặt trận đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Đối ngoại Đảng làm cơ sở chính trị; đối ngoại nhân dân xây dựng nền tảng xã hội hữu nghị; ngoại giao Nhà nước là triển khai cụ thể đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân là 3 nội dung trên mặt trận đối ngoại, hay nói cách khác là 3 bộ phận cấu thành nên mặt trận đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Đối ngoại Đảng làm cơ sở chính trị; đối ngoại nhân dân xây dựng nền tảng xã hội hữu nghị; ngoại giao Nhà nước là triển khai cụ thể đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Giám đốc Sở Ngoại vụ Nông Văn Chấn báo cáo tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

 

Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, Sở Ngoại vụ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình công tác đối ngoại năm 2016 theo kế hoạch đã đề ra. Các hoạt động đối ngoại luôn có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trên các mặt đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và phù hợp với Quy chế đối ngoại của Trung ương và của tỉnh, góp phần phát triển quan hệ đối ngoại giữa tỉnh Cao Bằng với một số địa phương các nước trên thế giới và khu vực.

Đẩy mạnh giao lưu hợp tác với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), như: Thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng cường giao lưu, hợp tác hữu nghị, hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch..., giữa hai bên cũng như giữ gìn trật tự an ninh vùng biên giới thông qua cả ba kênh: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân qua các hoạt động trao đổi đoàn, tổ chức các đoàn cấp cao sang thăm và làm việc tại Trung Quốc: Tháng 2/2016, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đoàn sang thăm và làm việc tại Quảng Tây (Trung Quốc); tháng 4/2016, đoàn đại biểu Khu ủy dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do đồng chí Bành Thanh Hoa, Bí thư Khu ủy làm trưởng đoàn sang thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng.

Tỉnh tiếp tục duy trì mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tập đoàn kinh tế..., để mở rộng thị trường, thu hút viện trợ và đầu tư, góp phần tăng cường tình hữu nghị, hợp tác phát triển, đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế chung của đất nước. Tăng cường liên hệ, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Biên giới quốc gia, Cục Ngoại vụ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các bộ, ngành liên quan ở Trung ương trong quá trình triển khai các hoạt động đối ngoại. Qua đó tạo điều kiện, môi trường an ninh tốt, thuận lợi cho hoạt động đối ngoại nói chung và các dự án viện trợ, dự án đầu tư nước ngoài hoạt động tại tỉnh nói riêng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, trong đó, phát triển kinh tế đối ngoại được xác định là một trong 6 chương trình trọng tâm, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 11-CTr/TU ngày 29/4/2016 Chương trình phát triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2016 - 2020, chỉ đạo các ngành, các huyện, Thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai thực hiện. Đảm bảo phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, sáng tạo; tiếp tục xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, quyết tâm đưa Cao Bằng trở thành tỉnh năng động, phát triển như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII xác định.

Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân có nhiệm vụ chung là triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng. Mục tiêu chung là vì lợi ích quốc gia - dân tộc, duy trì môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh và an toàn cho nhân dân, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Ba kênh đối ngoại đều thực hiện các chức năng: nghiên cứu, kiến nghị và triển khai đường lối, chính sách đối ngoại; tạo dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với các đối tác nước ngoài; tổ chức thông tin đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, đấu tranh với các âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.

Tuy nhiên, mỗi kênh đối ngoại có những thế mạnh và đặc thù riêng. Đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân có tính ổn định, lâu dài của Đảng ta và nhân dân ta với các chính đảng và nhân dân các nước, các vùng lãnh thổ, có nội dung phong phú, đa dạng, có phương thức hoạt động đặc thù, không gò bó, không lễ nghi, công thức mà ngoại giao Nhà nước không thực hiện được. Đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân tạo nên nền tảng vững chắc để ngoại giao Nhà nước thực hiện các chức năng đặc thù của mình là: đàm phán, hội đàm ký kết, gia nhập, thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác; đồng thời, là kênh chính thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ ổn định chính trị và sự nghiệp phát triển đất nước trong quan hệ với các nước và tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đối ngoại của một số đoàn thể và tổ chức nhân dân có lúc còn thụ động, thiếu linh hoạt, hiệu quả chưa cao, sự phối hợp giữa các tổ chức nhân dân với các cơ quan chuyên trách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh còn thiếu chặt chẽ. Để tăng cường sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân của tỉnh, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, triển khai mạnh mẽ chiến lược ứng dụng và tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

Thứ hai, cần có sự phối hợp thống nhất giữa các đoàn thể, tổ chức trong hoạt động đối ngoại nhân dân, giữa đối ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp và tối đa hóa lợi ích của quốc gia trong quá trình mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, công chức, viên chức, quần chúng nhân dân về tầm quan trọng của công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, nhất là nhận thức về đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân góp phần phục vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ tư, quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nông Văn Chấn, Giám đốc Sở Ngoại vụ