Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nguyên tắc của Lễ tân ngoại giao
Lượt xem: 1541
Tuy không phải là nội dung chủ yếu của họat động đối ngoại nhưng nó là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối ngoại nói chung, của ngoại giao nói riêng.  

a. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau: Tôn trọng những gì là biểu trưng cho độc lập, chủ quyền quốc gia của nhau, tôn trọng những đại diện quốc gia của nhau, tôn trọng phong tục tập quán của nhau.

Những biểu tượng quốc gia gồm có:

- Quốc hiệu: tên gọi chính thức của một nước;

- Quốc kỳ: cờ tượng trưng của một nước;

- Quốc ca (nhạc và lời): bài hát chính thức của một nước, được hát trong các dịp trọng đại;

- Quốc thiều: nhạc của quốc ca;

- Quốc huy: huy hiệu tượng trưng cho một nước.

Các biểu tượng quốc gia mang tính chất thiêng liêng, là vật tượng trưng cho chủ quyền quốc gia, tự hào dân tộc, cần được xử lý hết sức trân trọng và chu đáo.

b. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử

- Đây là một nguyên tắc rất cơ bản của luật pháp quốc tế, được ghi rõ trong Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao. 

- Không phân biệt đối xử về dân tộc, văn hóa. Cần khắc phục phân biệt đối xử về màu da, tôn giáo, tự cáo và tự ti dân tộc, lịch sự với khách nước ngoài, nhưng không ngần ngại uốn nắn ăn mặc, cử chỉ trái thuần phong mỹ tục Việt Nam.

c. Nguyên tắc có đi có lại: Nguyên tắc này là hệ quả logic của hai nguyên tắc trên, hàm ý rằng khi một bên đối xử như thế nào thì bên kia có quyền đáp lại như vậy.

d. Kết hợp luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc:

Theo Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23-8-1993, các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ quy định tại Pháp lệnh có nghĩa vụ:

- Tôn trọng luật pháp và phong tục, tập quán của Việt Nam;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;

- Không được sử dụng trụ sở của cơ quan và nhà ở của các thành viên cơ quan vào mục đích trái với chức năng chính thức của mình