Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Luật Biên phòng góp phần bảo vệ biên giới, giữ chắc chủ quyền Việt Nam
Lượt xem: 284
Theo Chương trình kỳ họp thứ 10, chiều ngày 21/10, Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam

.

Ông Pham Văn Tuân (áo trắng), đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình (Ảnh: TTXVN)

Tại phiên họp này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam với 7 chương, 33 điều quy định những nội dung cơ bản về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng và phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; hợp tác quốc tế về biên phòng; lực lượng bộ đội biên phòng; bảo đảm và chế độ chính sách về biên phòng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng...

Theo các đại biểu Quốc hội, mục tiêu của dự thảo Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng về biên giới quốc gia, trong đó có Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính thống nhất với các luật hiện hành; khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện Pháp lệnh bộ đội biên phòng và các văn bản pháp luật khác có liên quan, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ đội biên phòng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Qua thảo luận tại Kỳ họp trước, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất với sự cần thiết ban hành Luật Biên phòng Việt Nam để thi hành Hiến pháp năm 2013, các nghị quyết quan trọng của Đảng về quân sự quốc phòng, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; đồng thời, tạo nền tảng pháp lý chặt chẽ cho công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng lực lượng Biên phòng ngày càng vững mạnh, phù hợp với tình hình hiện nay.

Theo đại biểu Phạm Văn Tuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ biên giới, giữ chắc chủ quyền, an ninh biên giới và thực hiện công tác đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân ngày càng cấp thiết. Đại biểu cũng nhấn mạnh việc ban hành Luật cũng nhằm tạo cơ sở pháp lý xuyên suốt và đồng bộ trong việc thực thi nhiệm vụ biên phòng; xác định rõ phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu vực biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng biên phòng.

Đại biểu Phạm Văn Tuân cho biết phạm vi dự thảo Luật đã thể hiện được 3 chính sách lớn là xác định rõ nhiệm vụ biên phòng, luật hóa quy định về hình thức quản lý và bảo vệ biên giới của Bộ đội biên phòng, chuẩn hóa quy định về nhiệm vụ quyền hạn của các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng. Đại biểu Phạm Văn Tuân nhấn mạnh, cần phải làm rõ nội dung nhiệm vụ biên phòng, khu vực biên phòng, biên giới, tuyến biên giới, xác định rõ phạm vi trách nhiệm tránh sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên biển trong quản lý ngư dân, nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trên biển và quan hệ quốc tế.

Theo các đại biểu Quốc hội, các nội dung được quy định tại dự luật đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Các chiến sĩ biên phòng, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) trên đường tuần tra biên giới. (Ảnh: TTXVN)

Đồng quan điểm này, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Bình, Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng cho rằng, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam sẽ tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ để bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trong tình hình mới.

Về tên gọi của dự thảo Luật, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, việc xác định đúng tên Luật có ý nghĩa quyết định đến phạm vi điều chỉnh, nội dung của dự thảo Luật; nếu giữ tên “Luật Biên phòng Việt Nam” thì cần quy định một cách tổng thể tất cả các vấn đề liên quan đến biên phòng theo hướng công tác biên phòng là một bộ phận của công tác quốc phòng, bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia.

Mặt khác, nhiệm vụ này có sự tham gia của nhiều lực lượng ở khu vực biên giới và đã được quy định tại nhiều luật, đặc biệt là Luật Biên giới quốc gia, nên cần rà soát kỹ, đánh giá đầy đủ các chính sách, quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới để tránh chồng chéo và bảo đảm tính khả thi.

Theo đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung, Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên, việc xây dựng Luật này là cần thiết. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật này còn có sự giao thoa với phạm vi điều chỉnh của một số Luật khác như Luật Biên giới quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Dân quân tự vệ, Luật Cảnh sát biển Việt Nam…

Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát thêm để tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật. Các đại biểu Quốc hội cho rằng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam là vấn đề lớn, quan trọng, do vậy đề nghị Ban soạn thảo rà soát, đánh giá đầy đủ các quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; phân định rõ, rành mạch phạm vi điều chỉnh của Luật này với các Luật khác, đặc biệt là Luật Biên giới quốc gia.

Về chính sách của nhà nước về biên phòng quy định tại Điều 3 của dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng, Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thêm một khoản có tính chất nguyên tắc về chính sách của nhà nước đối với riêng lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, đặc biệt là với cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và cụ thể hóa tại Chương V từ các Điều 22 đến 25. 

Để tiếp tục hoàn thiện sự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm khái niệm “biên phòng”, “nền biên phòng toàn dân” để đảm bảo đầy đủ, phù hợp, bao quát hơn. Bên cạnh đó, rà soát thật kỹ các quy định về lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, công tác phối hợp giữa các lực lượng, hợp tác quốc tế về biên phòng; các quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng biên phòng đảm bảo đúng với tính chất, vai trò của lực lượng này -  lực lượng chuyên trách, nòng cốt thực thi nhiệm vụ biên phòng, duy trì an ninh trật tự và thực thi pháp luật ở khu vực biên giới.

Ngoài ra, quy định phân định rõ chức năng, chức trách, công tác phối hợp của bộ đội biên phòng với các lực lượng khác ở khu vực biên giới, nhất là với lực lượng công an, hải quan, cảnh sát biển. Đồng thời, quy định rõ thêm về các chế độ, chính sách cho lực lượng biên phòng và bổ sung quy định việc tham gia của nhân dân với công tác biên phòng cho phù hợp./.

Theo TTXVN